Quy trình xuất khẩu hàng FCL thế nào? Cần lưu ý gì?

Quy trình xuất khẩu hàng FCL

Quy trình xuất khẩu hàng FCL thế nào? Cần lưu ý gì?

LCL viết tắt của cụm từ “Less than Container Load”, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container.
Thuật ngữ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với những lô hàng của các chủ hàng khác. Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation. Hàng LCL (còn gọi là hàng lẻ, hay hàng consol) được phân biệt với hàng FCL (Full Container Load), tức là hàng đủ xếp nguyên container, mà không cần ghép với lô hàng khác.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn hiện nay thường thực hiện theo quy trình xuất khẩu hàng FCL hay là hàng nguyên cont. Khác với việc khai thác hàng lẻ LCL, xuất khẩu hàng nguyên cont, doanh nghiệp sẽ chủ động kéo container về kho hàng và đóng hàng rồi làm các thủ tục như bình thường. 

Vậy quy trình này diễn ra như thế nào, người xuất khẩu phải làm những công việc gì và các công ty giao nhận/logistics/forwarder có trách nhiệm như thế nào với phương thức xuất khẩu này? 

Một số khái niệm cần biết

– FCL: Full container loading – hàng nguyên cont

– LCL: less than container – một phần của cont hay hàng đóng ghép

– CFS: Cargo freight station – trạm thu gom hàng hay là kho đóng hàng.

Trách nhiệm người giao nhận hàng hóa khi xuất khẩu hàng FCL

Theo quy trình xuất khẩu hàng FCL, thì người giao nhận hàng xuất khẩu vẫn phải chịu trách nhiệm tương tự như xuất khẩu thông thường.

Hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay đều thuê dịch vụ logistics, vậy khi làm các thủ tục giao nhận hàng hóa, các công ty logistics cần lưu ý điều gì để đảm bảo làm giao nhận hàng hóa diễn ra đúng theo quy trình?

Với các doanh nghiệp logistics phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về những sơ xuất, lỗi lầm và thiếu sót như:

Giao nhận không đúng chỉ dẫn

Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa , mặc dù đã được chỉ định và hướng dẫn

Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan

Chở hàng sai nơi đến quy định

Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không làm thủ tục hoàn thuế

Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng

Người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về những thiệt về người hoặc tài sản mà anh ta đã gây ra cho người thứ ba trong hoạt động của mình.

Quy trình xuất khẩu hàng kinh doanh FCL kéo container về đóng hàng tại kho công ty

Quy trình xuất khẩu hàng FCL thế nào? Cần lưu ý gì?

Bước 1:   Liên hệ với hãng tàu hay đại lý lấy booking

Bước 2:  Cầm booking xuống văn phòng của hãng tàu duyệt lệnh cấp cont rỗng (thường văn phòng này nằm dưới cảng). Sẽ cấp seal + packing list cont.

Bước 3:   Cầm booking và lệnh đã duyệt xuống thương vụ cảng hay nơi cấp cont đóng tiền xin lấy cont rỗng về kho đóng hàng.

Bước 4:   Sau đó cầm lệnh cấp cont rỗng qua Phòng điều độ xin cấp cont rỗng

Bước 5:   Đưa xe đầu kéo vào lấy cont và chở về kho để đóng hàng

Bước 6:   Đóng hàng xong và kéo ra cảng hạ cont:

Ra cửa khẩu xuất khẩu làm thủ tục hải quan , bộ hồ sơ xuất khẩu thường có:

+ Giấy giới thiệu công ty

+ Phiếu tiếp nhận hồ sơ,

+Bộ Tờ khai XK

+ Packing list bản gốc.

Nếu biết hàng được miễn kiểm tra hàng hóa hải quan thì cho bấm seal hãng tàu luôn và chạ  Còn nếu hàng phải kiểm hóa haỉ quan thì nên bấm ổ khóa hoặc một cái seal khác để kéo ra cảng hạ bãi chờ kiểm hóa.

 Khai báo hải quan điện tử

– Thiết lập dữ liệu đầy đủ vào phần mềm khai báo điện tử

– Truyền đến chi cục hải quan liên quan, chờ thông tin phản hồi.

Nếu hợp lệ: cho luôn số Tờ Khai, phân luồng Tờ Khai luôn, Phân công người xem xét và kiểm tra bộ hô sơ đó.

–  Sau đó Doanh nghiệp In Tờ Khai điện tử 02 bản có Mã vạch trên Tờ khai.

–  Ký tên đóng dấu doanh nghiệp vào Tờ khai điện tử và các chứng từ liên quan mang đến Chi cục hải quan cần làm thủ tục xnk.

–  Khi đến chi cục hải quan, trình bộ hồ sơ cho cán bộ hải quan kiểm tra.

– Nếu hàng được miễn kiểm thì sẽ lấy một Tờ khai điện tử và nhận hàng luôn.

–   Nếu hàng phải kiểm tra thì chờ cán bộ Hải quan kiểm tra hàng tra thực tế sau đó mới đánh máy vi tính kết quả kiểm tra vào phiếu ghi kết quả tờ điện tử. chờ lấy Tờ khai và đi nhận hàng.

Nếu không hợp lệ: phải làm lại khâu khai báo

Bước 7

Nếu hàng miễn kiểm thì làm thủ tục hải quan xong khi lấy được Tờ Khai chủ hàng ghi tên Tàu, số cont, số seal lên Tờ Khai và xuống thẳng Hải quan giám sát bãi để thanh lý, sau đó vào sổ tàu.

Bước 8

Nếu hàng bị kiểm hóa thì phải liên hệ với cán bộ được phân công kiểm lô hàng của mình đưa xuống vị trí cont tại bãi chờ kiểm hóa, kiểm tra xong hải quan sẽ bấm seal của hải qua, và chủ hàng sẽ bấm seal của hàng tàu cấp. Sau đó về văn phòng Hải quan ngồi đợi ghi kết quả kiểm hóa của hải quan và lấy tờ khai chủ hàng, khi lấy được TK công việc lại tiếp tục Bước 7.

Nhìn chung, quy trình xuất khẩu hàng FCL thì có thể thể hiện trên giấy bút khá dài dòng nhưng ngoài thực tế khi bạn làm quen sẽ không quá khó khăn. Tất nhiên bạn cần hiểu rõ nghiệp vụ, quy trình, bộ chứng từ để làm việc tại các công ty xuất nhập khẩu, logistics.

Xem thêm

Chuyển phát nhanh đi Mỹ

Chuyển phát nhanh đi Đức

Chuyển phát nhanh đi Nhât

Chuyển phát nhanh đi Canada

Chuyển phát nhanh đi Anh

Chuyển phát nhanh đi Hàn Quốc

 

Rate this post
admin