Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại

Thông quan hàng phi mậu dịch cũng tiến hành như thông quan các loại hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường khác. tuy nhiên khi làm thủ tục thông quan hàng phi mậu dịch đặc biệt là đối với hàng nhập thì cần lưu ý

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mai (dưới đây gọi tắt là hàng phi mậu dịch) gồm:
  • Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
  • Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên;
  • Hàng viện trợ nhân đạo;
  • Hàng hóa tạm nhập khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;
  • Hàng mẫu khôgn thanh toán;
  • Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc của những người xuất nhập cảnh;
  • Tài sản di chuyển của tổ chức cá nhân;
  • Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;
  • Hàng phi mậu dịch khác.
  1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người khai hải quan khai và nộp hồ sơ hải quan (thủ tục này không áp dụng đối với nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô đã qua sử dụng theo chế độ tài sản di chuyển của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam).

Bước 2: Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra chi tiết hồ sơ.

Bước 3: Căn cứ hồ sơ quy định, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch do Lãnh đạo Chi cục hải quan quyết định theo nguyên tắc kiểm tra quy định tại Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ-CP. Riêng hàng hoá hưởng theo chế độ ưu đãi miễn trừ thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.

Thuế, lệ phí và các khoản phải nộp khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thông quan hàng hoá phi mậu dịch

  1. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan.
  2. Thành phấn, số lượng hồ sơ:
  3. Giấy tờ phải nộp (Căn cứ vào tình hình thông quan từng đối tượng hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch cụ thể để tiếp nhận hồ sơ theo quy định) gồm các loại:

– Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch: 02 bản chính;

– Vận đơn (trừ trường hợp hàng hoá mang theo người vượt tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định tại điểm 8 Điều 69 Thông tư 128/2013/TT-BTC): 01 bản chụp;

– Văn bản uỷ quyền: 01 bản chính;

– Tờ khai xác nhận viện trợ nhân đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo: 01 bản chính;

– Quyết định hoặc giấy báo tin của cơ quan công an cho phép cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép trở về định cư ở Việt Nam; hoặc hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ thay hộ chiếu Việt Nam còn có giá trị về nước thường trú, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu: 01 bản chụp có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu;

– Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tài sản của tổ chức từ nước ngoài vào Việt Nam: 01 bản chụp;

– Giấy phép nhập khẩu hàng hoá (đối với trường hợp nhập khẩu hàng cấm, hàng nhập khẩu có điều kiện): 01 bản chính;

–  Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá đối với các trường hợp quy định tại điểm e.5 khoản 2 Điều 12 Thông tư 128/2013/TT-BTC : 01 bản chính;

– Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng hàng hoá: 01 bản chụp;

–  Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật phải có.

  1. Giấy tờ phải xuất trình gồm:

– Giấy báo nhận hàng của tổ chức vận tải (trừ trường hợp hàng hoá mang theo người vượt tiêu chuẩn miễn thuế).

– Sổ tiêu chuẩn hàng miễn thuế của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, những người nước ngoài làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên.

  1. Hồ sơ để xác định hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại thuộc đối tượng không chịu thuế là hồ sơ hải quan quy định tại Điều này.
  2. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, không quá 15 ngày làm việc.
  3. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
  4. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan.

– Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC (nếu có): Không có.

  1. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận, Giấy phép nhập khẩu, biên lai thuế (nếu có).
  2. Phí, lệ phí: 20.000 đồng/Tờ khai (Thông tư số 172/2010/TT-BTC) và phí lưu kho bãi phát sinh (nếu có)
  3. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (Thông tư số 190/2011/TT-BTC ngày 20/12/2011).
  4. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (dưới đây gọi tắt là hàng phi mậu dịch) gồm:

– Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;

– Hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này;

– Hàng hoá viện trợ nhân đạo;

–  Hàng hoá tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;

– Hàng mẫu không thanh toán;

– Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh;

– Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;

– Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;

– Hàng hoá phi mậu dịch khác.

  1. Căn cứ pháp lý:

– Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

– Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;

– Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

– Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê Tài chính và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê Tài chính;

– Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế;

 – Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;

– Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;

– Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động có liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

– Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại

– Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;

– Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Nghị định số 113 /2011/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;

– Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 2 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu;

– Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;

– Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

– Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường và Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ;

– Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế;

– Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

 – Thông tư số 190/2011/TT-BTC ngày 20/12/2011 quy định mẫu tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch và chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch.

4.9/5 - (1500 bình chọn)