Thuế tiêu thụ là gì? Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt?

Thuế tiêu thụ là gì? Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt?

Thuế tiêu thụ là gì? Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ (sales tax) là gì? Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thuế tiêu thụ là gì? Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ (sales tax) Hình thức của thuế gián thu, được tính vào giá bán của hàng hóa và người mua hàng phải chịu. Thuế tiêu thụ bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Thuế tiêu thụ là gì? Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt?
Thuế tiêu thụ là gì? Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt?


Thuế tiêu thụ là gì?

Thuế tiêu thụ (sales tax) là hình thức của thuế gián thu, được tính vào giá bán của hàng hóa và người mua hàng phải chịu. Thuế tiêu thụ bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế giá trị gia tăng (viết tắt là VAT của từ tiếng Anh Value Added Tax) là một dạng của thuế bán hàng. Tại một số quốc gia, như Australia, Canada, New Zealand, Singaporethì thuế này được gọi là “goods and services tax” (viết tắt GST) nghĩa là thuế hàng hóa và dịch vụ; còn tại Nhật Bản thì nó được biết đến dưới tên gọi “thuế tiêu thụ”.

VAT là một loại thuế gián thu, được đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, mặc dù chủ thể đem nộp nó cho cơ quan thu là các doanh nghiệp. Do VAT có mục đích là một khoản thuế đối với việc tiêu thụ, cho nên hàng xuất khẩu (theo định nghĩa này thì người tiêu dùng ở nước ngoài) thường không phải chịu thuế VAT hoặc cách khác, VAT đối với người xuất khẩu được hoàn lại.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ tại. Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán.

THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT LÀ GÌ?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã trả lời trên Truyền hình quốc hội trong Chương trình Hiểu Đúng – Làm Đúng về Thuế tiêu thụ đặc biệt. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Tình huống: 2 anh Trọng với Tài muốn đổi đời nên đã tìm đến anh Tú để xin tư vấn về việc kinh doanh. Tuy nhiên, sau khi được anh Tú tư vấn là nên kinh doanh những mặt hàng được tiêu thụ nhiều như bia rượu thuốc lá nước ngọt thì 2 anh bắt tay vào tìm hiểu và vướng vấn đề thuế tiêu thụ đặc biệt. 2 anh Trọng với Tài đã tìm đến luật sư xin tư vấn.

Luật sư tư vấn:

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, thu trực tiếp vào hành vi sản xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh các dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa, dịch vụ không thật sự cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của con người và có những tác hại nhất định đến người sử dụng, môi trường, xã hội.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm:

– Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

– Rượu;

– Bia;

– Ôtô dưới 24 chỗ, kể cả xe vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

– Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

– Tàu bay, du thuyền;

– Xăng các loại;

– Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

– Bài lá;

– Vàng mã, hàng mã.

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt về đối tượng chịu thuế, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm:

– Kinh doanh vũ trường;

– Kinh doanh massage, ka-ra-ô-kê (karaoke);

– Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

– Kinh doanh đặt cược;

– Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

– Kinh doanh xổ số.

Như vậy, rượu, bia, thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm thuộc đối tượng chịu thuế của thuế tiêu thụ đặc biệt.

Điều 4 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt có quy định về người nộp thuế như sau:

“Điều 4. Người nộp thuế

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt”.

Theo đó, nếu bạn sản xuất, nhập khẩu rượu, bia, thuốc lá hay có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua rượu, bia, thuốc lá của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì bạn phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt sau đây:

BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (theo http://vi.sblaw.vn)

STT

Hàng hóa, dịch vụ

Thuế suất
(%)

I

Hàng hóa

 

1

Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá

 

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018

70

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019

75

2

Rượu

 

 

a) Rượu từ 20 độ trở lên

 

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016

55

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

60

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

65

 

b) Rượu dưới 20 độ

 

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

30

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

35

3

Bia

 

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016

55

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

60

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

65

 

4.7/5 - (1500 bình chọn)