Xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Các thủ tục cần biết

Xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Các thủ tục cần biết

Quy trình, thủ tục hải quan và kiểm dịch xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản

Xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Các thủ tục cần biết
Xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Các thủ tục cần biết

Việt Nam và Nhật Bản là hai nước đã tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do đó Nhật Bản sẽ xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam bao gồm: cà phê (rang, xay, hòa tan), tiêu, điều và các gia vị khác; một số loại rau hoa quả (hoa tươi, quả nhiệt đới, rau: hành, tỏi, nấm, dưa chuột), sản phẩm hoa quả chế biến, đóng hộp và nhiều mặt hàng sẽ được miễn thuế sau một vài năm tiếp theo. Đây là điều kiện thuận lợi và là cơ hội để Việt Nam xuất nông sản sang Nhật – Một thị trường cực kỳ tiềm năng.

Tuy nhiên, hệ thống kiểm dịch và tiêu chuẩn nhập khẩu nông sản thực phẩm ở Nhật Bản hết sức ngặt nghèo, có yêu cầu cao về chất lượng và kiểm dịch. Chúng ta cần làm tốt công tác chăm sóc, vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn tránh trường hợp bị thu hồi sản phẩm do không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn của nước nhập.

Để xuất khẩu nông sản đi Nhật Bản bạn cần biết 3 hình thức kiểm tra sau

Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản có 3 loại kiểm tra: Kiểm tra bắt buộc, kiểm tra hướng dẫn và kiểm tra giám sát.

– Kiểm tra bắt buộc: Dựa trên luật an toàn vệ sinh thực phẩm, có danh sách các sản phẩm nông sản sẽ thực hiện kiểm tra bắt buộc khi nhập khẩu.

– Kiểm tra hướng dẫn: Cơ sở kiểm dịch sẽ xác nhận đơn vị nhập khẩu có thực hiện tốt trách nhiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm không.

Kiểm tra giám sát: Tại cơ sở kiểm dịch, hàng hóa không là đối tượng của kiểm tra bắt buộc thì với mục đích để nắm rõ tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm, căn cứ vào kế hoạch hàng năm mà tiến hành giám sát liên tục, thực hiện xác nhận tính an toàn thực phẩm hiệu quả cao.

Trường hợp có vi phạm về thuốc trừ sâu hay những vi phạm khác, thì sẽ tăng cường tần suất kiểm tra giám sát, nhằm xem xét có cần thiết cho vào loại kiểm tra bắt buộc hay không.

Các bước xuất khẩu hàng nông sản đi Nhật Bản

Xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Các thủ tục cần biết
Xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Các thủ tục cần biết

Bước 1: Kiểm tra sản phẩm nông sản đã được nước nhập khẩu chấp nhận chưa?

Điều này rất quan trọng vì không phải sản phẩm nông sản nào cũng được chấp nhận.

Bạn phải kiểm tra cả hai phía để chắc chắn nhé, nếu không sẽ bị mất 1 khoản phí để có kinh nghiệm cho vấn đề này đấy.

Bước 2: Thủ tục xuất khẩu nông sản, kiểm dịch…

Dù sản phẩm nông sản được phép nhập khẩu vào thị trường của đối tác, nhưng sản phẩm vẫn phải thỏa mãn các yêu cầu của nước nhập khẩu. Ví dụ như:

  • Sản phẩm phải được chiếu xạ
  • Phải kiểm dịch thực vật
  • Phải có được thu hoạch từ vùng trồng đạt tiêu chuẩn.
  • Phải kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật,
  • Cách đóng hàng vào thùng/bao bì để đảm bảo đúng tiêu chuẩn, không bị hư hàng.

Ngoài ra, đối với một số sản phẩm tươi và phải bảo quản lạnh trên đường vận chuyển, bạn sẽ phải chú ý nhiều hơn như:

  • Thời gian thu hoạch đủ
  • Thời gian đóng hàng
  • Thời gian làm thủ tục hải quan / kiểm dịch thực vật / chiếu xạ / hun trùng / làm C/O, …
  • Thời gian vận chuyển

Bước 3: Các giấy tờ cần thiết cho việc xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản

BILL

INVOICE

PACKING LIST

CERTIFICATE OF QUALITY / QUANLITY

PHYTOSANITARY 

FUMIGATION 

CERTIFICATE OF ORIGIN

Ba giấy phép cuối, mỗi giấy phép là cả một vấn đề nên nếu chưa rành thì liên hệ ngay với chúng tôi nhé

Vận chuyển

Xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản có nhiều phương pháp vận chuyển: đường bộ, đường biển, đường hàng không.

Hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng container lạnh hoặc xe tải lạnh đến cảng nếu vận chuyển đường hàng không

Vận chuyển đường biển mặt hàng nông sản, trái cây xuất khẩu nên mua bảo hiểm và chọn các hãng tàu có dịch vụ tốt, đi nhanh sẽ giúp giảm rủi ro hư hỏng, giữ được tỉ suất lợi nhuận.

Trái thơm sau 30 ngày sẽ hao hụt khối lượng 4-6%.

Vận chuyển hàng hóa đi Nhật Bản

Chuyển phát nhanh đi Nhật Bản

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đi Nhật Bản

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đi Nhật bản

Đóng gói & bảo quản

Xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Các thủ tục cần biết
Xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Các thủ tục cần biết

Trái phải được làm khô sau khi ngâm dung dịch tẩy và chà sạch vỏ. Trái còn nước sẽ dễ bị ung, thối.

Kích thước đóng thùng tùy chọn.

Hàng được bảo quản trong kho mát 7-8°C, độ ẩm 80-90%
Phần bảo quản lạnh này nhiệt độ và ẩm độ tùy theo vào thu hoạch, đóng gói. Mỗi bên sẽ có tiêu chuẩn kỹ thuật bảo quản riêng.

Thời gian cho hàng vào kho mát không quá 24 giờ vào mùa hè, 36 tiếng vào mùa xuân. Các mùa khác căn cứ vào yếu tố thời tiết.

Mã HS code trái cây tươi tham khảo

  • 08011100: Dừa đã qua công đoạn làm khô – Trái cây tươi
  • 08011200: Dừa còn nguyên sọ – Trái cây tươi
  • 08012100: Quả hạch chưa bóc vỏ Brazil – Trái cây tươi
  • 08012200: Quả hạch đã bóc vỏ Brazil – Trái cây tươi
  • 08013100: Hạt điều chưa bóc vỏ – Trái cây tươi
  • 08013200: Hạt điều đã bóc vỏ – Trái cây tươi
  • 0803: Chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô – Trái cây tươi
  • 08045010: Quả ổi – Trái cây tươi
  • 08045020: Quả xoài – Trái cây tươi
  • 08045030: Quả măng cụt – Trái cây tươi
  • 08044000: Quả bơ – Trái cây tươi
  • 08051010: Quả cam – Trái cây tươi
  • 08061000: Quả nho – Trái cây tươi
  • 08071100: Dưa hấu – Trái cây tươi
  • 08105000: Quả kiwi – Trái cây tươi
  • 09091000: Quả anh đào (cherry) – Trái cây tươi
5/5 - (5 bình chọn)